Công tắc dòng chảy là một thiết bị được ứng dụng nhiều trong các hệ thống ống dẫn lưu chất, có chức năng theo dõi, kiểm soát và phát hiện xem bên trong đường ống có chất lỏng hay không. Vậy thiết bị này có cơ chế hoạt động như thế nào, ứng dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng công tắc dòng chảy ở bài viết dưới đây.
Công tắc dòng chảy là gì?
Công tắc dòng chảy (Flow switch) hay còn được gọi là công tắc lưu lượng, công tắc báo dòng chảy, công tắc cảm biến dòng chảy… là một thiết bị quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống chất lỏng. Đúng như tên gọi, chúng có chức năng theo dõi và thông báo để người vận hành biết bên trong hệ thống là có chất lỏng hay không.
Thiết bị này có cấu tạo khá nhỏ gọn chỉ với một thanh trạng thái ở bên ngoài ngõ ra. Nhờ vào bộ cảm biến, chúng có thể phát hiện và kiểm soát lưu lượng chất lỏng bên trong hệ thống, từ đó phát tín hiệu ra thanh trạng thái bên ngoài. Khi có chất lỏng, chúng sẽ ở trạng thái ON, khi hết chất lỏng, chúng sẽ ở trạng thái OFF.
Nhờ vào tính năng tuyệt vời như trên mà người sử dụng có thể nhận biết được tình trạng bên trong hệ thống vô cùng dễ dàng mà không cần phải thực hiện các biện pháp kiểm tra thủ công. Điều này sẽ giúp quá trình sản xuất trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức của người sử dụng, không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
Dựa vào nhu cầu sử dụng mà thiết bị được sản xuất với đa dạng thiết kế và chất liệu. Những loại vật liệu thường được sử dụng thường có những tính năng riêng biệt và khả năng chống chịu khác nhau như inox, gang, đồng, thép… nhằm giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn.
Công tắc dòng chảy có 2 loại chính là: Công tắc dòng chảy cơ và công tắc dòng chảy điện từ. Tùy theo điều kiện kinh tế, quy mô hệ thống và môi trường làm việc mà lựa chọn loại công tắc cho phù hợp.
Ngày nay, thiết bị này được ứng dụng rất phổ biến trong các hệ thống ống dẫn của nhiều lĩnh vực như các hệ thống cấp thoát nước, các nhà máy sản xuất sản phẩm, các hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hệ thống bơm, điều hòa không khí…
Cấu tạo của công tắc dòng chảy
Mỗi loại công tắc dòng chảy sẽ có những cấu tạo và phương thức vận hành khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng sẽ có nguyên lý hoạt động và các bộ phận tương tự nhau.
Một công tắc dòng chảy đều sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là bộ phận housing và bộ phận cảm biến:
- Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận được lắp đặt ở bên trong công tắc và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, có hình dạng giống như một chiếc lá kim loại bằng inox, thép, đồng… được ép mỏng, khi có dòng chảy đi qua, chúng sẽ nhanh chóng phát hiện và chuyển tín hiệu đến bộ phận housing.
- Bộ phận housing: Là bộ phận chính có chức năng điều khiển hoạt động đóng, mở của thiết bị. Bộ phận này nằm ở bên ngoài bao gồm cả thanh trạng thái. Khi nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm ứng bên trong thiết bị, chúng sẽ phát tín hiệu ON hoặc OFF để biểu thị tình trạng lưu chất bên trong là có hay không.
Bên cạnh hai bộ phận chính như trên, một công tắc dòng chảy sẽ có các chi tiết như sau: Phần thân có vỏ cảm biến, lò xo đàn hồi, lá chắn cảm biến, cầu điều khiển, núm điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo, công tắc micro switch…
Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, công tắc lưu lượng là một thiết bị có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản. Chúng được vận hành hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng chảy lưu chất thông qua bộ phận cảm ứng được lắp đặt bên trong.
Bất kể một hệ thống vận chuyển lưu chất nào cũng sẽ sinh ra những áp lực nhất định. Khi dòng lưu chất đi qua đường ống, tốc độ dòng chảy, lưu lượng và loại lưu chất sẽ sản sinh ra một lượng áp suất nhất định. Đường ống càng lớn, tốc độ chảy càng nhanh thì áp lực hệ thống sẽ càng nhiều.
Trong những trường hợp này, bộ phận cảm biến của công tắc sẽ thực hiện nhiệm vụ của chúng. Khi lá kim loại nhận được áp lực, tức là có lưu chất bên trong, chúng sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu ra bên ngoài cho bộ phận housing, lúc này, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ ON.
Ngược lại, khi không có áp lực, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ OFF để báo hiệu rằng không có lưu chất bên trong đường ống. Điều này sẽ giúp người vận hành ở bên ngoài dễ dàng kiểm soát và nắm bắt tình hình bên trong.
Thông số kỹ thuật của công tắc dòng chảy
Mỗi loại công tắc sẽ có từng thiết kế, ứng dụng và thông số kỹ thuật riêng. Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông số kỹ thuật tổng quan của thiết bị này để có thể dễ dàng hình dung ra cơ cấu của sản phẩm:
- Kích thước sử dụng: DN15 – DN50
- Chất liệu: Inox, gang, đồng, thép, nhựa
- Phương thức kết nối: Nối ren, mặt bích
- Áp suất làm việc: 10kg/cm2
- Áp lực làm việc: 10bar
- Thời gian xử lý: 2-15s
- Nhiệt độ: – 20 độ C đến 80 độ C
- Tiêu chuẩn: IP67, IP68
- Phương thức vận hành: Cơ và điện tử
- Điện áp: 12V, 24V
- Tín hiệu phát: ON, OFF
- Môi trường làm việc: Chất lỏng, khí
- Bảo hành: 12 tháng